Thức ăn cho cá Rồng là gì và cách cho cá rồng ăn đúng cách

 Cá rồng là loài dễ tính nên có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài việc chú ý đến khẩu phần ăn, bạn còn phải đảm nhận cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho chúng. Vậy cá rồng ăn gì, khoái khẩu với món nào nhất và cần lưu ý những gì khi chọn thức ăn cá rồng? Tất cả điều này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Các loại thức ăn cá rồng yêu thích

Sâu rồng: Rất giàu dinh dưỡng. Dùng làm thức ăn cho các loại cá to như: cá rồng, la hán,  v.v…

Côn trùng: Đây là loại thức ăn được cá rồng ưa chuộng nhất và nếu ăn nhiều thì có thể gây nghiện vì một khi ăn là chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa. Do vậy, bạn chỉ nên cho ăn dặm thêm mà thôi và cũng đừng cho ăn cùng lúc với thức ăn khác, như vậy cá rồng sẽ bỏ lại thức ăn kia mà làm hư nước. Khi cho ăn côn trùng, bạn cũng đừng cho cá ăn luôn cả đầu hoặc chân vì những thứ này rất cứng sẽ làm hại đến cá, chẳng hạn như cá bị lồi hậu môn. Nếu gặp phải bệnh này thì sẽ rất lâu cá mới khỏi. Các loại sâu gạo hoặc sâu superworm trước khi cho cá rồng ăn nên cho chúng ăn bột tảo Spirulina trước để chuyển hoá lượng chất bổ này vào cá rồng.

Côn trùng là thức ăn khoái khẩu nhất của cá rồng
Côn trùng là thức ăn khoái khẩu nhất của cá rồng

Nhái hoặc ếch: gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Ếch và nhái được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới cho cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Ngoài ra ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.

Tép tươi: bạn chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm vì gai tép rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ. Thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tép, băm thành miếng nhỏ cho cá con dễ ăn.

Tôm đông lạnh: Thực phẩm này cũng rất dễ tìm ở các siêu thị, bạn có thể mua tươi hoặc đông lạnh, nhưng cần kiểm tra để chỉ chọn loại còn tươi. Thức ăn này chứa rất nhiều Antaxanthin và Carotene cần thiết cho cá rồng, đặc biệt là lên màu cho cá Huyết Long. Vỏ tôm rất tốt để bổ sung thêm calci cho cá và với loại thức ăn này, bạn cũng chỉ nên cho cá rồng lớn ăn.

Tép tươi hoặc tôm đông lạnh đều giúp cho cá rồng lên màu hiệu quả
Tép tươi hoặc tôm đông lạnh đều giúp cho cá rồng lên màu đẹp

Thằn lằn đất hoặc chuột con: Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán chim cảnh, hoặc loại thằn lằn trên tường và bạn cần cẩn thận những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc. Đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá rồng lớn.

Hỗn hợp tim bò: Bạn xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi) và khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa miệng cá. Tất cả các loài cá cảnh đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.

Hỗn hợp tim bò chính là món ăn giàu chất dinh dưỡng cho thức ăn cá rồng
Hỗn hợp tim bò chính là món ăn giàu chất dinh dưỡng cho thức ăn cá rồng

2. Lưu ý chi tiết về cách cho cá ăn đúng nhất

Cho ăn đúng cách cũng là là yếu tố cực kì quan trọng trong việc nuôi cá rồng. Nếu bạn cung cấp cho chúng những bữa ăn đầy đủ thì sẽ làm cho cá cảnh lên màu đẹp và luôn được khỏe mạnh.

Nuôi cá rồng ta nên tập cho chúng ăn theo bữa. Tuỳ vào tuổi của cá lớn nhỏ ra sao mà ta cho ăn ít hay nhiều bữa trong ngày.

  • Nếu cá rồng còn nhỏ, chiều dài thân mình chỉ dưới 15cm thì nên cho ăn ba bữa mỗi ngày. Sáng, trưa và chiều.
  • Nếu cá rồng có chiều dài thân mình từ 20cm đến 40cm, mỗi ngày ta cho chúng ăn hai bữa, vào cữ sáng và chiều.
  • Còn loại cá đã trưởng thành, thân mình có kích thước từ 40cm trở lên, thì mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, hoặc cách ngày cho ăn một bữa cũng được.

Có điều ta nên cho cá ăn đúng giờ quy định để tập thói quen cho chúng, hễ đến bữa ăn là biết nôn nao chờ đợi vì trong bụng cơi đói đã đến lúc cồn cào thôi thúc. Và, điều này cũng tạo cho ta thói quen không cho cá ăn thất thường, nhớ lúc nào là cho ăn lúc ấy khiến cá nuôi ngày đói ngày no, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng.

Cá rồng rất háu ăn nên mỗi bữa ăn của chúng chỉ diễn ra khoảng mười phút là cùng. Chỉ nên cho cá ăn đủ no mà thôi và nên thả thức ăn vào hồ từ từ. Khi bụng đã no nê, cá rồng thường ợ lên một tiếng lớn đủ cho ta nghe thấy. Khi cá đã ăn no rồi thì chúng sẽ quay lưng lại với số thức ăn còn thừa. Vì vậy, ta nên cung cấp cho cá khẩu phần ăn vừa đủ, như vậy vừa không phí phạm thức ăn, lại giữ cho môi trường nước trong hồ được trong sạch.

Cho cá rồng ăn đúng cách giúp cá khỏe mạnh hơn
Cho cá rồng ăn đúng cách giúp cá khỏe mạnh hơn

Có lẽ cũng cần nói thêm về cách săn mồi của cá rồng ngoài tự nhiên. Ngoài tính năng động sẵn có, cá rồng còn sở hữu được đôi râu kỳ diệu ở hai bên khoé miệng, được coi là cơ quan thăm dò sóng nước để phát hiện đúng lúc sự xuất hiện của con mồi nằm về hướng nào mà vồ đến bắt ăn. Nhờ đó mà dù đang trong vùng nước tối đen cá rồng vẫn tìm được đủ mồi mà ăn.

Khi phát hiện được hướng con mồi xuất hiện, cá rồng liền phóng nhanh đến tóm lấy. Cách săn mồi của cá rồng rất nhanh nhảu và hung bạo. Nhiều người nuôi cá rồng thường tỏ ra thích thú về bản năng vồ chụp con mồi của chúng, giống như những chiếc máy bay tiêm kích, cứ nhắm vào hướng địch mà lao tới một cách dũng mãnh khiến con mồi không còn cách nào để mong tìm đường trốn thoát kịp.

3. Tham khảo chế độ ăn uống của cá Rồng

Giống cá: Huyết long – Chilli Super Red

Kích thước: > 45cm (nuôi được 11 tháng từ kích thước 16-17cm)

Lần cho ăn: ngày 2 lần sáng tối, ngày nào cũng cho ăn.

Khối lượng thức ăn: Ngày 2 bữa, mỗi bữa ăn một trong số các mồi sau:

  • 1 con trạch to hoặc
  • 1 con nhái to hoặc
  • 20-30 SW, hoặc
  • 10 con tôm cỡ 2 đốt ngón út, hoặc
  • Khối lượng tương đương tim bò, hoặc
  • 10 con cá mồi to bằng ngón út

Thức ăn thích nhất theo thứ tự ưu tiên:

  • Nhái / Giun đất
  • Thạch sùng / Gián / Rết
  • Trạch
  • SW (gần đây mới ăn lúc nhỏ hơn 45cm rất ít ăn SW)
  • Tim bò
  • Tôm
  • Thức ăn khô: Chưa bao giờ ăn

Lưu ý:

Giống này phàm ăn nhưng thường chỉ ăn một loại thức ăn liên tục, đến lúc chán thì chuyển sang thức ăn khác, ví dụ Huyết Long có thể ăn trạch 2 tuần liền mà không ăn gì khác, sau đó chuyển sang ăn ếch, gần đây thì chuyển sang ăn sâu. Mặc dù cho ăn 2 lần/ngày nhưng thỉnh thoảng (1 tuần đến 10 ngày) cũng bỏ ăn hoặc ăn ít 1-2 bữa. Trong thời gian ăn ếch thì sẽ phát phì ra trông thấy.

4. Lưu ý khi chọn thức ăn

Bạn chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng thường hay dùng trong nhà.

Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá dễ dàng.

Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao như thức ăn hỗn hợp, các loại vitamin cá rồng để đảm bảo cho sự phát triển.

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp cho cá rồng của bạn luôn khỏe mạnh, hạn chế được bệnh tật và có thể lên màu như ý. Chúc anh em thành công!

Nguồn sưu tầm: https://nuoicacanh.net/thuc-an-ca-rong/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *