Trồng cây thủy sinh để trưng bày làm cảnh đang là xu hướng rất được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đang tìm hiểu phương pháp trồng cây thủy sinh trong bể cá. Vậy cách trồng như thế nào và lựa chọn cây trồng thủy sinh ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Các loại cây trồng thủy sinh trong bể cá
Bên cạnh việc nuôi cá cảnh, nhiều người muốn trang trí bể cá bằng cây thủy sinh. Vậy loại cây thủy sinh nào thích hợp với môi trường sống trong bể cá.
1.1 Thủy Phượng Vĩ (Water Fern)
Hay còn được gọi với tên dân gian là bèo hoa dâu. Loại cây này mọc nổi trên bề mặt nước và dễ dàng tìm thấy ở các ao hồ. Đặc điểm nổi bật của loại cây này là sức sống rất bền bỉ, là nơi cung cấp địa điểm cho cá đẻ trứng.
Ở một số khu vực tại Châu Á, loài cây này còn được dùng trong công nghiệp lúa nước giúp điều phối, thu khí Nitơ và trở thành nguồn đạm tự nhiên khi ruộng cạn.
1.2 Rêu bèo (Riccia Fluitans)
Loại cây này dễ dàng được tìm thấy ở các sông suối, mương hồ. Cây mọc theo tán và không có rễ. Bên cạnh đó, loại cây này sinh trưởng rất tốt trong bể cá cung cấp khí oxi và chất dinh dưỡng cho bể cá.
Đặc biệt, loại cây này còn là nơi trú ẩn của nhiều loại cá nhỏ tránh sự săn mồi của các loại cá lớn.
1.3 Rau đắng biển (Bacopa monnieri)
Loại cây này có tên khoa học là Bacopa monnieri là loài thực vật có hoa thuộc họ mã đề. Loài cây này có đặc điểm như thân dài, lá nhỏ mọc xen kẽ và không có lông, hoa của nó có màu trắng nhị vàng đặc trưng.
Tuy nhiên, để trồng loại cây này bạn cần kiên nhẫn do tốc độ sinh trưởng chậm. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị lớp đất mùn bên dưới bể cá vì loại cây này khá ưa chuộng đất mùn.
1.4 Cây ổ sao cánh (microsorum pteropus)
Loại cây này đặc biệt có thể sống dưới nước và trên cạn, đặc biệt ưu thích sinh trưởng trên đá và mọc ở cả những nơi ẩm thấp. Cây sống theo từng bụi nhỏ, cây có lá dài và cứng. Thân dễ gãy và rễ có khá nhiều lông nên thường được chọn cho bể cá gia đình bởi dễ trồng và dễ sống khi không có ánh sáng.
1.5 Cỏ Năng (Eleocharis acicularis)
Loại thực vật này có thêm rễ mọc ngang không lá, phần thân mọc thẳng có chiều dài 2-3cm nhìn trông giống bãi cỏ. Loài cây này thường được mọc thành chùm và sinh trưởng dưới bể cá nên thường hay bị nhầm lẫn với cỏ nhân tạo.
2. Một số loại cây thủy sinh phổ biến và lưu ý khi trồng
Cây thủy sinh là một loại cây cảnh, thường được trồng trong các bể cá, hồ thủy sinh, tạo điểm nhấn ấn tượng, giúp tô điểm thêm sắc xanh cho bể cá cảnh của bạn. Hiện nay có rất nhiều chủng loại cây thủy sinh khác nhau, mỗi loại lại cần một kỹ thuật chăm sóc đặc biệt. Để biết cách trồng cây thủy sinh bể cá tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về từng loại.
Loại cây có thân và cây thân đốt
Đối với những loại cây có thân thường được dùng để trồng hậu cảnh. Nếu muốn đẹp mắt thì bạn bạn nên sắp xếp các giống cây có thân dài ở phía sau, đưa thân ngắn lên phía trước. Khi thân cây quá dài thì có thể cắt ngắn thành nhiều lần hoặc cắt lá ở phần gốc. Sau đó, dùng nhíp gắp cành cắm xuống nền dinh dưỡng trong bể để cây phát triển.
Loại cây thân bò
Với giống cây thủy sinh này, khi trồng bạn phải tách ra từng cành, thậm chí là cắt ngắn thành từng khúc, sau đó loại bỏ lá ở gốc và dùng nhíp gắp cây cắm xuống nền. Để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bạn nên trồng cây với khoảng cách đều nhau khoảng 1 – 3 cm để đảm bảo không gian cho cây phát triển.
Loại cây nổi
Cách trồng cây thủy sinh với giống cây nổi khá đơn giản. Bạn chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần thân cắt của cây và thả lên mặt nước. Và cứ để tự nhiên cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, không cần kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.
Loại cây có rễ củ hoặc rễ hình ống
Đối với loại cây này, các bạn chỉ cần trồng nguyên cây xuống nền bể kính. Có thể trồng trực tiếp bằng tay chứ không cần dùng nhíp gắp.
3. Cách trồng cây thủy sinh bể cá
Để trồng cây thủy sinh trong bể cá, sau công đoạn lựa chọn cây giống bạn cần chú ý đến một số lưu ý sau:
-
Cây thủy sinh sau khi mua về có khả năng mang mầm bệnh nên cần cách ly để nuôi trồng riêng. Để ngăn ngừa ốc xâm nhiễm, bạn nên nhúng cây vào nước muối sau khi mua về. Pha 1 cốc (240 ml) muối chuyên dùng cho bể cá hoặc muối kosher vào 4 lít nước. Nhúng cây vào dung dịch khoảng 15-20 giây, giữ cho rễ cây ở bên trên mặt nước. Đảm bảo rửa cây thật sạch trước khi cho vào bể. Đồng thời cần nuôi cây ở ngoài tầm 1 tuần rồi hãy cho vào chung với cá.
-
Đối với bể, bạn cần vệ sinh làm sạch bể cá trước khi tiến hành thực hiện các bước trang trí bể cá rồi 1 tuần sau hãy cho cá vào.
-
Lót vật liệu nền thân thiện với các loài thực vật xuống đáy bể và rải sỏi lên trên. Lớp nền là vật liệu dùng để phủ đáy bể. Khi trồng cây, bạn sẽ cần lớp nền giàu dinh dưỡng, tuy loại này lúc đầu có thể hơi đắt hơn một chút. Vật liệu làm nền tốt cho cây cũng thường làm đục nước khi bị khuấy động, nhưng bạn có thể ngăn chặn bằng cách rải một lớp sỏi mỏng lên trên, trồng cây sau đó mới cho cá vào.
-
Nước để vào bể cá tốt nhất là nước giếng. Nếu gia đình bạn không thể tìm nước giếng thì khi sử dụng nước máy cần lưu ý: Để nước máy qua đêm và tiến hành lọc từ 3-5 tiếng để nước thích hợp với điều kiện sống của cá.
Đây là các bước cơ bản để trồng cây thủy sinh vào bể cá vừa đảm bảo cây cảnh và cá sống tốt. Bên cạnh các quy trình nuôi trồng cơ bản trên, bạn vẫn phải lưu ý một số điều kiện để đảm bảo trồng cây thủy sinh trong bể cá tốt nhất.
4. Các lưu ý khi chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá
Để cây thủy sinh trong bể cá phát triển tốt, bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc cẩn thận.
Do môi trường và không gian sống nhỏ hẹp, bạn có thể cắt hoặc tỉa những cành thừa thường xuyên.
Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh ánh sáng trong hồ cá bằng đèn led hoặc đèn huỳnh quang để tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Dù là cây cảnh thủy sinh vẫn cần bón phân, ở thời kỳ mới trồng rong trung bình mỗi tuần có thể bám trực tiếp vào gốc mỗi cụm cây 2-3 hạt Ure giúp cây có sức bám rể và phát triển tốt.
Bạn cũng cần thay nước cho bể cá, tránh trường hợp cá bị stress do môi trường sống bị ô nhiễm.
Trên đây là các lưu ýcách trồng cây thủy sinh bể cá cảnh mà bạn cần lưu ý. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăn nuôi cá cảnh nhé!