Chào mọi người, rất cảm ơn mọi người đã đón đọc bài viết của Thủy Sinh 4U về chủ đề Lũa Thủy Sinh.
Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu sâu hơn về lũa thủy sinh là gì, dùng để làm gì, và có thể mua sản phẩm này ở đâu để có giá rẻ và tốt nhất nhé.
Lũa thủy sinh là gì?
Lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết và có quá trình bào mon qua năm tháng và chỉ còn lớp gỗ thịt chắc chắn. Đặc điểm chung của loại gỗ được gọi là lũa chính là việc dòng gỗ lũa này rất cứng và không bị ảnh hưởng bởi mối và mọt. Do phải là gỗ thịt lâu năm và quá trình dài để hình thành, nên lũa có giá trị rất cao và được nhiều người tìm mua.
Lũa thủy sinh cũng là một dạng hình thái giống như lũa bên trên mình có chia sẻ, tuy nhiên lũa thủy sinh đa dạng hơn về hình thức và cả các dạng gỗ. Do việc tìm, mua các dòng lũa là gỗ thịt rất khó, nên lũa thủy sinh thông thường sẽ bao gồm thêm cả những dòng cây khô như cây Hải Sơn Tùng, Ngọc Linh Sam…hay nhiều dòng cây khác cũng có thể gọi là lũa nếu có thể cho được vào bể thủy sinh.
Ngoài những dòng lũa được làm từ gỗ thịt và được thiên nhiên xử lý lâu năm ra, thì các dòng lũa còn lại thường phải xử lý rất nhiều như: Ngâm, dùng hóa chất, luộc… để có thể sử dụng và cho vào bể thủy sinh.
Mua lũa thủy sinh ở đâu?
Do thị trường chơi thủy sinh cũng phát triển, hiện tại mọi người có thể mua lũa thủy sinh ở mọi quán hoạc tiệm thủy sinh trên địa bàn. Ở những quan thủy sinh, cá cảnh, lũa khá đa dạng về hình thức và mẫu mã, phù hợp với những người chơi thủy sinh cơ bản, đề cao tính sáng tạo của người chơi vì mua về phải tùy biến và setup khá nhiều.
Một nguồn mua lũa khác có thể tham khảo đó chính là mua lũa từ các anh em trong hội thủy sinh chuyên đi khai tác những dòng lũa trong tự nhiên. Với những dòng lũa anh em khai thác này đặc điểm chung là đẹp, chất lượng nhưng giá thành sẽ cao hơn mặt bằng chung.
Hiện tại lũa có 2 dạng báo giá đó chính là:
- Theo layout
- Theo Kg
Thông thường giá lũa sẽ giao động từ 90.000 vnd/kg với hình thức bán theo KG và từ vài trăm đến vài triệu trên một khúc lũa đẹp, thậm trí là vài chục triệu cho một khối lũa đặt riêng.
Cách xử lý lũa thủy sinh
Chơi thủy sinh là một thú chơi cầu kỳ và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, và việc xử lý lũa thủy sinh làm sao để sạch và tốt nhất chính là việc được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế có rất nhiều anh em chơi thủy sinh chưa hiểu rõ, dùng lũa chữ xử lý gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm trí là phải lật bể thay layout khác. Và bài chia sẻ này mong rằng sẽ giúp mọi người có thể xử lý lũa tốt nhất có thể để có một layout và bể thủy sinh hoàn hảo.
Ngâm nước
Ngâm nước là một trong những phương pháp thường thấy của chúng ta, với việc ngâm gỗ lũa trong thời gian dài (từ 1 tháng đến 3 tháng) có thể giúp việc loại bỏ những chất còn lại trong gỗ lũa như: nhựa, chất đọc, màu của lũa…. Và nếu không có quá trình này, việc thôi ra các chất sẽ khiến bể thủy sinh của chúng ta có màu vàng và nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm và thiếu thẩm mỹ cho bể thủy sinh.
Luộc lũa
Luộc lũa thủy sinh trước khi cho vào bể là một phương pháp được khá nhiều anh em sử dụng để đẩy nhanh quá trình xử lý lữa. Thay vì chúng ta cần từ 1 đến 3 tháng cho tùy từng loại lũa, thì cách luộc lũa có thể giúp chúng ta rút ngắn được từ 50% đến 70% thời gian xử lý thông thường.
Tuy nhiên, cách thức này chỉ phù hợp với những loại lũa nhỏ, rởi… chứ không khả thi với những loại lũa lớn và nguyên khối vì việc tìm một cái lồi đủ to và chỗ để đun thường gặp nhiều vấn đề. Vì vậy với các dọng lũa nguyên khối và diện tích lớn, chúng ta sẽ dùng một phương án bên dưới đây.
Dùng dung dịch hóa học
Sử dụng OXY già hoạc các dạng dung dịch như cồn công nghiệp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý lũa thủy sinh. Với việc hòa tan các dung dịch hóa học này cùng với nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết nhựa và các chất độc hại ở trong lũa của chúng ta. Thông thường hình thức này sẽ giúp giảm từ 40% đến 50% thời gian xử lý lũa.
Ngoài ra chúng ta có thể dùng các dung dịch chất tẩy cũng là một trong những chất hóa học thường được dùng để xử lý lữa, nhưng với dạng thuốc tẩy Thủy Sinh 4U không khuyến khích mọi người sử dụng vì có thể mang đến những tác dụng phụ.
Nướng lũa
Nướng hay hơ lũa trên ngọn lửa cũng là một cách để xử lý lữa thủy sinh. Tuy nhiên phương án này thường làm lũa bị ám màu hoạc không quen có thể làm hỏng lũa. Vì vậy hãy cân nhắc về việc xử lý lữa bằng lửa nhé.
Tổng kết
Trên đây là chia sẻ của Thủy Sinh 4U về chủ đề lũa thủy sinh. Một hướng dẫn nho nhỏ về cách xử lý lữa mong rằng có thể giúp ích cho mọi người. Và trên tất cả lũa là một thứ không thể thiếu trong thú chơi thủy sinh mà chắc chắn bạn phải hiểu rõ về nó.
Nếu thấy hay, mong mọi người có thể chia sẻ đến bạn bè bài viết này để nhiều người biết và hiểu rõ hơn về lũa thủy sinh nhé.
Chúc mọi người chơi thủy sinh hiệu quả và thành công.