Đặc điểm sinh học của Cá tai tượng Châu Phi
Cá tai tượng Châu Phi hay còn gọi là cá heo lửa. Đâu là loại cá hoan dã được tìm thấy nhiều tại lưu vực sông Amazon. Nó cũng xuất hiện tại Peru, Ecuador, Colombia, Brazil, và Guiana.
Hiện tại cá tai tượng Châu Phi được du nhập tới các vùng khác trên thế giới,gồm Trung Quốc,Úc,Hoa Kỳ… Và có cả Việt Nam.
Tên khoa học | Astronotus ocellatus |
Tên tiếng Anh | Velvet cichlid, Red oscar, Ttiger oscar, Marble cichlid |
Tên tiếng Việt | Cá tai tượng Châu Phi, Cá heo lửa, Cá heo bông |
Kích thước khi trưởng thành | 25cm – 45cm |
Nhiệt độ nước | 20oC – 28oC |
Độ pH nước | 6.0 – 7.5 |
Độ cứng nước | 90 – 357 ppm |
Thức ăn | Giun đất sống là một loại thức ăn đặc biệt được yêu thích, nhưng tôm he, cá chạch trắng, tôm sông, dế, … |
Giới tính | Con đực trưởng thành đôi khi lớn hơn và sặc sỡ hơn một chút so với con cái |
Tuổi thọ | 10 – 15 năm |
Hình thức sinh sản | đẻ trứng |
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng Châu Phi
1/ Chuẩn bị hồ nuôi
Đây là dòng cá có kích thước lớn, vì thế cần chọn hồ/bể nuôi có kích tước tối thiểu 90cm. Cá tai tượng Châu Phi không chịu được nhiệt độ nước quá thấp, nếu lạnh hơn 13°C thì chúng sẽ chết.
Lưu ý: Không nên nuôi cá tai tượng Châu Phi trong hồ thủy sinh phong cách Hà Lan. Đây là loài cá có tập tính đào hố dưới hồ. Nó sẽ làm xáo trộn tất cả phân nền và cây thủy sinh trong hồ của bạn.
Nên thiết kế hồ nuôi theo phong cách tự nhiên có thể bao gồm nền cát mềm, ánh sáng tương đối mờ cộng với một số rễ và nhánh gỗ lũa lớn.
Cá tai tượng Châu Phi là loài sống ở tầng đái và giữa, chúng ưa nước cũ. Nên thay nước hàng tuần từ 30-50% thể tích bể cá là điều cần thiết.
2/ Chọn giống tai tượng Châu Phi để nuôi
Hiện tại trên thị trường cá cảnh ở Việt Nam có 2 loại gồm: Tai tượng Châu Phi nguyên bản và Tai tượng Châu Phi Albino. Tùy theo từng loại và kích cỡ mà có giá bán giao động từ 80.000đ đến vài trăm nghìn mỗi con.
3/ Thức ăn cho cá tai tượng
Cá tai tượng là dòng cá ăn tạp, chúng có thể ăn được rất đa dạng thức ăn. Từ các loại thức ăn tươi sống như cá nhỏ, tôm, tép, … Đến các loại thực vật thủy sinh như rong, tảo.
Nếu nuôi trong hồ /bể có thể tập cho cá ăn các loại thức ăn công nghiệp. Nó giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cá phát triển màu sắc.
4/ Nuôi cá tai tượng sinh sản
Cá tai tượng là dòng cá đẻ trứng, mỗi năm chúng sinh sản 5-7 lần. Dấu hiệu nhận biết quá trình sinh sản của cá tai tượng là: Cá trống sẽ rượt đuổi cá mái và cắn nhau.
Quá trình sinh sản của cá tai tượng Châu Phi
Cá tai tượng mái sẽ đẻ trướng thành 1 hàng dài trên bề mặt cây lũa, đá. Cá trống sẽ tưới trinh trùng lên và thụ tinh có trứng vừa mới đẻ.
Quá trình kết thúc cá trống và mái sẽ luân phiên canh giữ ổ trứng. Chúng liên tục quạt nước để tạo dưỡng khí cho trứng nở.
Thông thường từ 1 đến 2 ngày trứng cá tai tượng sẽ nở hết. Trong 3 -4 ngày đầu chúng ta sẽ không cần cho cá con ăn.
Lưu ý: Cần theo dõi cách ly cá con với cá bố mẹ, để tránh chúng bị cá lớn ăn nhé
Cách chăm sóc cá tay tượng con mau lớn
Sau tầm 3-4 ngày cá con sẽ khỏe và có thể bơi xung quanh bể. Bạn có thể cho cá con ăn các loại cám công nghiệp. Hoặc các loại thức ăn nhỏ thư tảo, atimia, bo bo, trứng nước … Đến khi chúng đạt kích thước tầm 3-5cm là có thể cho ăn các loại như: Tôm tép nhỏ, trùng chỉ, sâu, ….
Những câu hỏi thường gặp khi nuôi cá tai tượng Phi
Bạn có thể nuôi cộng đồng với các loại các lớn hơn khác như: cá rồng, cá lóc cảnh,….