Việc nuôi và chăm sóc cá 7 màu sẽ rất dễ dàng nếu bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau.
* Hướng dẫn cách chọn thức ăn cho cá 7 màu nhanh lớn và lên màu đẹp
Nguồn thức ăn tươi sống là nguồn thức ăn được cá guppy yêu thích nhất. Đặc biệt là trùn chỉ. Loại thức ăn này không những đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá bảy màu phát triển mà nó còn rất rẻ.
Ngoài trùn chỉ thì artemia ấp nở cũng là một loại thức ăn rất được cá 7 màu yêu thích. Tuy nhiên, dù là loại thức ăn nào, khi nuôi cá bảy màu bạn cũng cần chú ý không nên cho cá ăn quá nhiều. Cách tốt nhất là nên cho cá ăn từng chút một. Như vậy sẽ giúp hạn chế được lượng thức ăn dư thừa và giúp cho bể cá được sạch sẽ hơn.
Ngoài ra, cá 7 màu còn có thể ăn các loại thức ăn khô. Một trong những loại thức ăn khô được cá bảy màu yêu thích nhất chính là cám Nhật B2. Đây là loại cám có mùi hương rất thơm nên cá guppy rất thích ăn. Loại thức ăn này sẽ kích thích cá ăn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, Artemia dạng bột khi trộn cùng với bột tảo sẽ mang lại nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho cá. Thành phần có trong hỗn hợp thức ăn này sẽ cung cấp đủ chất xơ, chất khoáng và các loại vitamin để cá phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.
“Cá 7 màu ăn gì để lên màu đẹp?” là câu hỏi được rất nhiều chơi quan tâm. Những người nuôi cá chuyên nghiệp thường lựa chọn kết hợp cả bột tảo và artemia để nuôi cá bảy màu được lên màu đẹp hơn. Do vậy, bạn nên chú ý tới các vấn đề này khi nuôi cá 7 màu.
* Hướng dẫn cách chăm sóc cá 7 màu đẻ con
Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế “điểm an toàn ” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.
Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá 7 màu bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.
Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ trôi dạt vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bảy màu bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá 7 màu con do môi trường sống thay đổi đột ngột.
Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới.
Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh.
* Hướng dẫn cách thay nước bể cá 7 màu
Để cá bảy màu được phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần phải chú ý tới vấn đề vệ sinh bể cá thường xuyên. Cách tốt nhất là nên thả rong rêu hoặc những món đồ trang trí sau khi đã làm sạch bể. Nếu bạn sử dụng nguồn nước máy trong bể cá thì nên xả nước để bên ngoài khoảng 1-2 ngày. Như vậy sẽ giúp lượng clo được trung hòa và giảm bớt đi.
Về nhiệt độ của bể cá, bạn nên chú ý giữ ổn định trong khoảng từ 25- 28 độ C. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể dùng máy sưởi để cá 7 màu được điều hòa thân nhiệt và tránh bị lạnh. Khi nhiệt độ xuống thấp vi khuẩn nấm phát triển nhanh cá sẽ ốm bệnh.
Một chú ý nữa khi nuôi và chăm sóc cá bảy màu đó là việc thay nước định kỳ. Trung bình khoảng 3-4 ngày bạn nên thay nước 1 lần. Khoảng thời gian này thích hợp để thay nước bởi khi đó lượng thức ăn dư thừa do cá 7 màu không ăn hết có thể làm bẩn nguồn nước. Do đó, tùy thuộc vào mức độ bẩn của nguồn nước, bạn sẽ có khoảng thời gian thay nước phù hợp. Thông thường nếu nuôi cá guppy với số lượng nhiều thì nguồn nước sẽ nhanh bị bẩn hơn.
Khi thay nước cũng cần chú ý để cá không bị thay đổi môi trường sống một cách đột ngột. Người nuôi nên giữ lại khoảng 50% nguồn nước cũ. Cách này sẽ giúp cá 7 màu dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới hơn.
* Cá 7 màu nuôi chung với cá gì?
Cá 7 màu nên nuôi chung cá gì, nên nuôi cá 7 màu chung với những loài cá cảnh dễ bơi theo đàn trong hồ thủy sinh như:
– Cá neon hoàng đế.
– Cá neon xanh.
– Cá tứ vân xanh.
– Cá hồng nhung.
– Cá tim đỏ.
– Cá tetra.
* Các bệnh cá 7 màu thường gặp
– Cá bảy màu bị cụp đuôi, túm đuôi
Khi cá bị bệnh, đuôi cá cụp vào như một cái kim. Bệnh này chỉ có thể xảy ra khi cá còn nhỏ. Trong môi trường sinh sản khoa học, cá không dễ mắc bệnh trong độ tuổi từ 1 – 6 tháng. Nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của cá và điều này cực kỳ có hại. Đối tượng chính là cá già, cá baby, cá đầy tháng.
– Bệnh mốc nước ở cá
Miệng, mắt, cơ thể và các bộ phận khác có màng trắng. Vết thương có sợi nấm và bị mốc. Ở nước ít dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh này rất nhỏ. Nếu kết hợp với nhiệt độ cao trên 25°C thì hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn.
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý theo khả năng kiểm soát chất lượng nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh. Khi khả năng kiểm soát chất lượng nước thấp thì nhiệt độ tương đối cao. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh cụp đuôi ở cá 7 màu sẽ tăng lên. Vì vậy bạn nên điều chỉnh nhiệt độ một cách phù hợp.
– Cá bảy màu bị nấm mang
Đây cũng là một loại nấm khác với bệnh thối mang. Bệnh cá thối mang chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Cơ chế hoạt động là do số lượng lớn vi khuẩn trong mang cá sẽ dẫn đến tắc nghẽn, bị thủng và bị viêm nghiêm trọng. Còn bệnh nấm mốc là số lượng các loại nấm được nhân lên trong mang cá.
– Bệnh đốm trắng ở cá bảy màu
Bệnh phổ biến nhất cũng dễ điều trị nhất. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn cần phải phòng ngừa. Tốt nhất vẫn là không để cá bị bệnh. Bạn phải thường xuyên chú ý quan sát, tạo thói quen quan sát cá hàng ngày. Bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng thuận lợi.
Ngoài 4 bệnh trên, bệnh viêm ruột và nhiễm trùng máu cũng cần được phòng ngừa. 2 bệnh này là những bệnh dị ứng phổ biến có thể gặp ở nhiệt độ khác nhau hằng năm.
*Lưu ý
Tài liệu kham khảo: http://xenangphuy.com/tin-tuc/huong-dan-cach-nuoi-ca-7-mau-nhanh-lon-len-mau-dep-399.html