Cá Koi bị bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột ở cá Koi do chất nước biến đổi gây ra. Chính vì vậy, màu sắc cơ thể cá sẽ chuyển sang màu đen. Hơn nữa vây còn bị co lại, xếp chồng lên nhau, đi ngoài phân dính liền kéo dài như sợi chỉ. Dài nhất có thể lên tới khoảng 10cm.
Đối với bệnh viêm ruột do chất nước biến đối gây ra, người nuôi phải làm theo nguyên tắc phòng ngừa làm trọng tâm. Việc chữa trị chỉ là hỗ trợ. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu cá Koi bị bệnh cần đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Xử lý chất lượng nước khi cá Koi bị viêm ruột
Đầu tiên, cần phải đảm bảo chất lượng nước. Phải sử dụng loại nước có chất lượng phù hợp với sự sinh trưởng của cá Koi. Nước máy là nước đã qua xử lý và là nguồn nước thuận tiện. Tuy nhiên lượng Clo dư thừa trong nước sẽ có hại với cá Koi.
Bắt buộc phải xử lý loại bỏ lượng Clo dư này. Thông thường sẽ sử dụng phương pháp sục khí. Sau khi khí Clo trong nước đã được phân giải và bay hơi hết thì mới cho nước vào hồ nuôi hoặc bể cá.
Bất kể là dùng loại nước nào, đều không nên cho quá nhiều nước mới vào hồ hoặc bể cá trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không cá không thể thích nghi được. Thậm chí còn gây ra các vấn đề về sức khỏe. Việc này cũng tránh được việc cá Koi bị bệnh.
Hệ thống lọc nước cho hồ cá Koi
Người nuôi cá phải có hệ thống lọc tốt ở hồ nuôi hoặc bể cá. Hệ thống lọc bao gồm lọc vật lý, lọc hóa học và lọc sinh vật. Chỉ có đồng thời sủ dụng 3 loại này mới có thể đảm bảo chất nước trong suốt. Hơn nữa mật độ nuôi Cá Koi cũng đừng quá dày.
Ngoài ra trước khi cho cá vào, phải gây dựng hệ thống Nitrat hóa tốt. Tạo một môi trường sống dễ chịu cho Cá Koi. Đảm bảo cho Cá Koi sinh trưởng khỏe mạnh, vui vẻ. Giúp chúng tránh được sự giày vò của bệnh tật. Đừng để khi cá Koi bị bệnh rồi mới tìm cách chữa.
Cuối cùng, trong quá trình nuôi cá Koi, nên hình thành thói quen thay nước theo quy luật. Phải thay lượng nước nhỏ, không thể thay lượng nước lớn. Nó sẽ làm cho chất lượng nước do thay đổi quá lớn. Hơn nữa còn dẫn đến việc cá Koi không thích ứng được hoặc bị viêm ruột. Do đó phải đảm bảo sự ổn định của chất lượng nước.
Hơn nữa lúc thay nước chú ý đừng đổ nước quanh cơ thể cá Koi. Trước và sau khi thay nước một giờ đồng hồ đừng cho cá ăn. Sau mỗi lần cho ăn phải xử lý sạch thức ăn còn thừa. Tránh làm hỏng chất lượng nước mới thay.
Các chất thải của cá Koi phải được làm sạch định kì. Như vậy sẽ có thể tránh việc chất lượng nước bị phá hỏng. Từ đó cũng tránh được việc cá Koi bị bệnh đường ruột. Chỉ cần duy trì chất lượng nước tốt, trong hoàn cảnh thông thường thì cá Koi sẽ rất khỏe mạnh.
Cá Koi bị bệnh đỏ mình
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cá Koi Nhật thường sẽ mắc bệnh này ở giai đoạn từ cá giống lớn trở lên. Nguyên nhân chủ yếu do một loại vi khuẩn hình que có tên khoa học là Aeromonass Hydrophylla hoặc cũng có thể do Pseudomnas gây ra
Cá Koi bị bệnh thường ăn ít hoặc có thể bỏ ăn. Cá bơi một cách lờ đờ trên tầng mặt. Màu sắc của da cá chuyển sang tối sẫm. Trên thân cá Koi bị bệnh sẽ xuất hiện những chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng.
Cá bị mắc bệnh nặng, các gốc vây bị xuất huyết, các tia vây bị rách nát, rồi cụt dần. Những điểm xuất huyết sẽ bị viêm tấy, loét, bên trong có nhiều mủ, máu và phần xung quanh những vết đốm đỏ có nấm ký sinh. Mang cá trở nên tái nhợt hoặc xuất huyết, mắt bị lồi ra và có xuất huyết. Nếu cá Koi bị bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần, có thể cá sẽ bị chết.
Chữa bệnh đỏ mình ở cá Koi
Khi phát hiện cá Koi bị mắc bệnh, cần phải tách những con bị bệnh ra hồ nuôi riêng để điều trị một cách tích cực. Cần thay nước mới thường xuyên cho hồ nước, hòa vôi bột vào nước rồi rải đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để tăng độ pH trong môi trường nước. Hoặc có thể áp dụng phương pháp đánh muối với Tetraxilin với liều lượng: 1 vỉ Tetraxilin, 1kg muối, đánh muối liên tục trong 3 ngày. Cứ 12h ta sẽ phải thay nước 2 – 3 lần.
Cá Koi bị bệnh ngủ
Nguyên nhân
Bệnh ngủ cá Koi hay cá Koi bị ngủ là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh do virus Carp Edema Virus (CEV) gây ra. Nó thường xuất hiện từ những triệu chứng của bệnh như da sưng mọng (phù nề) hoặc ngủ nhiều, mắt trũng, mất cảm giác ngon miệng, màu cá bị đổi, mang sưng. Những con cá mắc bệnh buồn ngủ sẽ ngủ trong một thời gian dài. Đây là căn bệnh phổ biến rất hay bắt gặp ở cá Koi.
Cách điều trị và phòng bệnh
Các virus CEV thường phát triển thuận lợi tại nhiệt độ 15 – 23°C. Nhiệt độ dưới hoặc trên giới hạn này sẽ ức chế sự phát triển của virus. Nếu bạn thấy cá có dấu hiệu bệnh ngủ hãy thay đổi nhiệt độ trong vài ngày.
Chú ý thay đổi từ từ để tránh gây sốc cho cá Koi và theo dõi sự cải thiện đó. Tối nhất là bạn nên tăng hơn là hạ nhiệt độ nước. Bởi vì cá Koi sẽ cảm thấy căng thẳng hơn nếu nhiệt độ lạnh hơn.
Nếu bạn có một cái hồ nuôi cá Koi lớn hoặc cá con bạn cũng có thể đưa vào bể cách ly đễ điều trị thuận tiện hơn. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ngủ cho cá Koi một cách hiệu quả.
Cá Koi bị bệnh thối đuôi vây
Bệnh thối vây đuôi là một bệnh cực kì phổ biến trong quá trình nuôi dưỡng cá Koi. Hơn nữa có rất nhiều nguyên nhân dấn đến tình trạng này. Bệnh thối vây đuôi ở cá Koi có thể phát sinh ở bất kì thời điểm nào trong năm.
Tình trạng bệnh có lúc nghiêm trọng tới mức toàn bộ đuôi của cá đều bị thối rữa. Tuy nhiên cá Koi bị bệnh vẫn có thể kiên cường duy trì sự sống. Kéo theo đó là giá trị thưởng thức mỹ quan của cá Koi sẽ bị giảm sút sâu sắc.
Nguyên nhân
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cá Koi bị bệnh thối vây đuôi là do nhiễm trùng. Chủ yếu là do tương tác đồng thời giữa vi khuẩn Myxcobacteria và nấm mốc. Có 3 con đường dẫn tới sự nhiễm khuẩn.
- Do mật độ nuôi quá dày: việc lọc nước không đủ đáp ứng yêu cầu lý tưởng. Chất thảo ở cá tích tụ lại, dẫn tới sự bùng phát của mầm bệnh khiến cá bị nhiễm khuẩn.
- Do cá mới vào ở hoặc chất lượng nước: khi thay nướcchất lượng nước khác nhau hoặc thiếu sự chăm sóc khiến cho cơ thể cá khó chịu. Lớp dịch nhầy trên da cá phân bố thất thường, phần rìa vây cá mỏng yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn.
- Tảo xanh: sinh trưởng trong bể cá có lợi ích nhất định với cá Koi. Tảo có thể ổn định chất nước. Nhưng việc tảo xanh phát triển quá số lượng cũng sẽ làm cá Koi bị bệnh thối vây. Số lượng tảo này rất khó khống chế. Vì chúng sinh sôi này nở khá nhanh. Vì thế không khuyến khích để bể cá cảnh có tảo, nhất là đối với người mới nuôi.
Triệu chứng cá Koi bị bệnh thối vây
Cá Koi bị bệnh thì vảy ở phần gần vây đuôi bị bong tróc, sưng viêm. Phần cơ thịt bị hoại tử, thối rữa. Phần gốc vây đuôi bị sung huyết ứ máu. Vây cá xòe ra thành hình cái chổi. Khi bệnh nặng thì cả phần vây đuôi sẽ bị thối rữa hết. Phần vảy ở thân cá bệnh vẫn bình thường, hiếm khi bị tróc rụng.
Phương pháp chữa trị
Thực ra cá Koi bị bệnh thối đuôi và bệnh phù nề sung huyết ở da về cơ bản là giống nhau. Có 5 cách chữa cho có cá Koi bị bệnh hiệu quả nhất dưới đây:
- Có thể chọn cách sử dụng dung dịch Xanh Malachite 1% bôi lên vết rách ở vây đuôi cá. Mỗi ngày một lần, bôi liên tục trong 3 – 5 ngày. Đồng thời kết hợp với phương pháp phòng và điều trị bệnh phù nề sung huyết ở da cá.
- Nếu như phần vây đuôi đã bị rách nát một phần không còn hoàn chỉnh thì nên dùng kéo cắt đi. Để cho vây đuôi bằng phẳng. Sau đó dùng cách 1 để xử lý, qua một thời gian phần vây đuôi của cá có thể kín miệng. Giữa phần vây đuôi mới mọc ra và phần vây đuôi cũ sẽ để lại vết tích. Tuy rằng sẽ làm cho giá trị thẩm mỹ giảm sút nhưng chú cá sẽ khỏe mạnh lại bình thường.
- Hòa tan 0.2g thuốc bột Furacilin vào 100 lít nước để tiến hành ngâm và khử trùng. Sau khi lặp lai nhiều lần tình trạng bệnh có thể thuyên giảm.
- Hòa tan 3 – 5 viên Furazolidone vào trong 100 lít nước, ngâm tắm cho cá Koi bị bệnh trong 30 phút.
- Hòa tan 5 – 8 viên Oxytetracycline vào trong 100 lít nước để ngâm khử trùng cũng có thể phòng nhiễm khuẩn bệnh này.
Cá Koi bị bệnh do ký sinh trùng
Đối với người nuôi cá Koi, trong quá trình chăm sóc và cách nuôi cá Koi không tránh khỏi sự tấn công của nấm và kí sinh trùng. Điều này khiến đàn cá của bạn yếu đi, bệnh tật. Nếu không biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời có thể gây ra cái chết hàng loạt.
Tác hại của ký sinh trùng đối với cá chép Koi
Cá Koi bị bệnh bị tổn thương cơ thịt
Nấm, ký sinh trùng dùng kích thích cơ học gây ra tổn thương cho phần cơ thịt của cá chép Koi. Đây là đặc trưng chung của tất cả các ký sinh trùng trên cá. Ví dụ như rận cá, nó chủ yếu dùng miệng và phần gai xước phủ quanh giáp lưng đâm bị thương và kéo xé da của vật chủ. Nó khiến cho vật chủ vô cùng khó chịu. Cá bệnh bắt đầu có hiện tượng bơi điên cuồng và dùng mặt nước để điều tiết.
Cá Koi bị dồn nén và tắc nghẽn chức năng
Ký sinh trùng có hai loại lớn là nội ký sinh và ngoại ký sinh. Có một số loại ký sinh trùng ký sinh bên trong cơ thể cá sẽ gây ra dồn nén lên các hệ thống cơ quan của vật chủ. Gây ra tình trạng teo, bao gồm hoại tử hoặc mất đi chức năng sinh lý.
Cướp chất dinh dưỡng của vật chủ
Nguồn thức ăn và dinh dưỡng của ký sinh trùng đều lấy từ cơ thể của vật chủ. Hoặc nhiều hoặc ít đều sẽ gây ra thương tổn tới vật chủ. Biểu hiện nhẹ thì thì sinh sản và phát triển bị ảnh hưởng. Nặng thì có thể dẫn tới tử vong.
Ký sinh trùng chứa nhiều độc tố
Trong quá trình ký sinh trùng trên cơ thể cá, quá trình trao đổi chất của chúng đều sẽ bài tiết vào bên trong cơ thể vật chủ. Có một số loài ký sinh trùng còn tiết ra chất độc đi vào bên trong cơ thể vật chủ. Chắc chắn sẽ làm tổn hại đến vật chủ. Ví dụ như rận cá chính là loại vừa ký sinh vừa phóng ra chất độc.
Phòng ngừa cá bị bệnh do ký sinh trùng
Có rất nhiều loại ký sinh trùng trong môi trường sống phì nhiêu của cá cảnh. Hơn nữa phương pháp chữa trị cho mỗi loại ký sinh trùng cũng không giống nhau. Nhưng sự nguy hại của mỗi loại ký sinh trùng đối với cá Koi lại gần giống nhau.
Nếu không kịp thời chữa trị cho cá Koi bị bệnh liên quan đến ký sinh trùng thì sẽ dẫn đến các bệnh khác. Hoặc nghiêm trọng hơn bạn sẽ phải chứng kiến hình ảnh đàn cá chết dần chết mòn. Vì vậy việc phòng tránh ký sinh trùng cực kỳ quan trọng.
Khi đã biết được mối nguy hại của ký sinh trùng nên phòng tránh sự phát sinh của chúng. Trong rất nhiều tình huống, các bể, hồ nuôi cá Koi rất dễ dàng sinh ra ký sinh trùng. Vì vậy vào mùa hè và mùa thu nên ít nhất làm một lần công tác phòng ngừa.
Cần sát trùng diệt nấm toàn bộ bể nuôi cá Koi Nhật Bản. Mùa thu là khoảng thời gian tốt nhất để mua bán cá Koi. Vì vậy khi mới mua cá về cần phải nuôi cách li vài ngày. Nên chú ý công tác sát trùng diệt khuẩn thường xuyên.
Cách diệt khuẩn và ký sinh trùng cho hồ cá Koi
- Xử lý hồ nuôi cá bằng cách thả xuống hồ nuôi từ 100 – 150kg vôi sống. Tùy vào diện tích hồ cá để căn chỉnh khối lượng cho phù hợp.
- Xử lý hồ nuôi cá bằng cách dùng một số sản phẩm thuốc chuyên dụng để sát trùng như Avermectin, Deltamethrin và dung dịch sát trùng thủy sản… Có thể tham khảo, tìm mua các sản phẩm tại Vietpet.net.
- Mỗi ngày thay 1/3 lượng nước, sau đó sử dụng các chất diệt nấm chuyên dụng như Clodioxit, Iodine đậm đặc… Khi có thay đổi rõ rệt, thì mỗi tuần tiến hành sát trùng một lần.
- Còn có thể dùng dung dịch Xanh Malachite 0.05ppm hoặc dung dịch Xanh Methylen 2ppm để tiến hành tắm cho cá Koi. Đồng thời tăng nhiệt độ nước từ 25°C trở lên. Hoặc sử dụng một phương pháp trực tiếp đó là giảm bớt mật độ nuôi.
Tác hại của tảo đối với hồ cá chép Koi
Tảo là một loài sinh vật thuộc họ nhà nấm. Tảo sinh trưởng trong bể cá, hồ cá Koi chủ yếu là do các yếu tố như ánh sáng chiếu mạnh, nước quá màu mỡ…tạo thành. Trong quá trình sinh trưởng các loại tảo sẽ hút các chất dinh dưỡng trong nước để sinh sôi tăng số lượng. Nếu như không xử lý kịp thời, chất nước sẽ dần dần bị biến màu, trở nên xấu đi.
Trực quan nhất là bạn sẽ quan sát được trên mặt nước trong hồ cá có rất nhiều bọt khí. Chất nước như vậy cũng sẽ không có lợi cho sự sinh trưởng của cá Koi. Thậm chí khiến cá Koi bị bệnh.
Mặc dù các loại tảo có thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng dư thừa trong nước, đồng thời hấp thụ khí CO2 nhả ra khí oxy, nhưng cũng không thể xem nhẹ sự nguy hại của các loại tảo đối với hồ cá Koi.
Ban ngày các loại tảo tiến hành hô hấp. Quá trình này có tác dụng hấp thụ khí CO2 sản sinh ra khí oxy. Ban đêm tảo cũng sẽ tiến hành quá trình hô hấp. Nhưng chúng hấp thụ khí oxy trong bể cá đồng thời nhả ra khí CO2.
Như vậy sẽ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí cho hồ cá Koi. Hơn nữa lượng tảo lớn sẽ trực tiếp làm cho nước bị biến chất. Chúng sẽ sản sinh ra một số vật chất có hại. Điều này khiến cho cá Koi bị bệnh, trúng độc hoặc thiếu dưỡng khí. Cuối cùng ngạt thở mà chết.
Cách ngăn ngừa và diệt tảo hồ cá Koi
Để phòng ngừa tảo ảnh hưởng tới sức khỏe của cá Koi, cần phải ngăn chặn sự sinh sôi của chúng ngay từ đầu. Tức là bình thường cần phải chú trọng việc duy trì chất lượng nước. Không chỉ cần thay nước thường xuyên, hơn nữa cũng phải chú trọng các vấn đề như mật độ nuôi, lượng cho ăn… Đồng thời tăng cường lọc nước, xử lý sạch sẽ chất bẩn, tạp chất trong bể cá.
Thiết lập hệ thống Nitrat hóa tốt, giảm chất dinh dưỡng dư thừa, ngăn chặn sự sinh sản của tảo ngay từ gốc rễ. Đối với vị trí hồ cá đẹp tốt nhất đừng đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu. Tránh cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể cá. Điều này vô tình tạo môi trường tốt cho sự sinh sản của tảo.
Nếu như trong bể, hồ cá xuất hiện tảo có thể thả cá dọn bể hoặc có thể dùng thuốc diệt tảo. Sử dụng miếng bọt biển chà sạch thành bể. Lắp đặt đèn UV diệt nấm. Sau khi chiếu mấy ngày có thể diệt sạch các loại tảo trên thành bể. Cũng có thể tăng cường hệ thống Nitrat hóa, giảm trừ vật chất dinh dưỡng dư thừa mà các loại tảo cần.
Kết luận
Muốn nuôi cá Koi khỏe mạnh cần phải xử lý chất lượng nước thật tốt. Nếu chất nước không tốt thì cá sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Để hạn chế tối đa bệnh tật ở cá Koi, tốt nhất nên phòng bệnh trước. Đảm bảo chất lượng nước không cho vi khuẩn sinh sôi. Hồ cá Koi sẽ có môi trường sống sạch sẽ, an toàn.