Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cây thủy sinh có thể trang trí bể cá thêm đẹp hơn. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến đó chính là bèo. Bèo không chỉ mỗi trang trí bể cá mà nó còn có những tác dụng rất hay trong bể của bạn. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu thêm nhé.
Tác dụng của bèo trong bể
1. Bèo thường được để trong bể thủy sinh , bể cá , bể tép vừa có thể trang trí cho bể , vừa có thể hút các chất hữu cơ thừa trong bể , bảo vệ cá , tránh cho nước tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nếu các bạn nuôi bể ngoài trời.
2. Bên cạnh đó bèo còn có khả năng cung cấp một số loại vi sinh đây là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho cá.
3. Thêm vào đó, các loại bèo thủy sinh này còn giúp cung cấp oxy cho cá, giúp cá sinh trưởng và phát triển mạnh hơn.
Một số loại bèo được lựa chọn nhiều nhất hiên nay
1. Bèo Nhật
Tên thường gọi: Bèo Nhật hoặc bèo thủy sinh Nhật
Tên khoa học: Limnobium laevigatum. Bèo Nhật là loại cây thủy sinh khá dễ trồng. Nhu cầu ánh sáng cao, ở môi trường thuận lợi nếu được cung cấp ánh sáng mạnh cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt
– Độ cao trung bình: 3 – 5cm
– Vị trí: Nổi trên mặt nước.
– Tốc độ tăng trưởng: Trung bình
– CO2: Cây bèo Nhật cần lượng CO2 khá thấp.
2. Bèo tai chuột
Tên tiếng Anh là giant water fern, hay giant salvinia. Đây là loài thực vật nước ngọt, nổi trên mặt nước, thường mọc ở môi trường nước tĩnh hoặc chảy chậm trong các ruộng lúa, ao, hồ, đầm lầy, kênh mương và sông rạch nhỏ. chúng lan tràn từ nơi này sang nơi khác chủ yếu qua dòng nước, ngoài ra còn do bám vào các phương tiện vận tải thủy.
– Độ cao trung bình: 3 – 5cm.
– Vị trí: Nổi trên mặt nước.
– Tốc độ tăng trưởng: Trung bình
– CO2: Cây bèo tai chuột cần lượng CO2 khá thấp.
3. Bèo tấm (bèo cám) là loài thực vật rất đơn giản, chúng thiếu thân hoặc lá, nhưng bao gồm cấu trúc nhỏ giống như lưỡi lam trôi nổi trên hoặc chỉ ngay dưới bề mặt nước, có hoặc không có các rễ con đơn giản. Tuy nhiên, do khả năng sản sinh khá nhanh nên khi thả bèo tấm vào một thời gian sẽ đầy bể. Và khi dọn dẹp khá mất thời gian, nên anh em có ý định thả chú ý nhé.
– Độ cao trung bình: 1 – 2cm.
– Vị trí: Nổi trên mặt nước.
– Tốc độ tăng trưởng: Nhanh
– CO2: Cây bèo tai chuột cần lượng CO2 khá thấp.
*Lưu ý
Tài liệu kham khảo:https://mayaqua.vn/2020/04/04/cong-dung-bat-ngo-cua-beo-trong-be-ca/