Cách Thay Nước Hồ Cá Sạch Bong Cặn Bẩn Đơn Giản

Thay nước hồ cá là một việc quan trọng khi bạn nuôi cá và đặc biệt với các bạn mới bắt đầu nuôi cá. Thay nước hồ cá sẽ làm sạch bể cá, giúp cá khỏe mạnh hơn khi loại bỏ được các chất độc hại trong bể. Hôm nay bTaskee sẽ chia sẻ với các bạn cách thay nước hồ cá đúng cách nhất.

Thời gian để thay nước bể cá tốt nhất 

Nước là môi trường sống của cá, khi thay nước bạn không nên chỉ tập chung vào việc vệ sinh bể cá mà còn nên chú ý đến thời gian thay nước hồ cá sao cho hợp lý.

Thời gian nên thay nước hồ cá là từ 1 – 2 tuần, tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng nước trong bể. Thời gian thay nước cho hồ cá này sẽ đảm bảo an toàn và sức khỏe của những chú cá cảnh của bạn.

Bạn nên thay nước hồ cá khoảng 1-2 tuần/lần                          Bạn nên thay nước hồ cá khoảng 1-2 tuần/lần

 

Bạn cần tránh thay nước hồ cá quá nhiều lần trong một tuần bởi cá cần một môi trường cố định để sinh sống khỏe mạnh. Ngoài ra bạn có thể bơm tay, cách thay nước cho cá này có thể áp dụng cho bể cá có diện tích nhỏ. Và đây cũng là cách thay nước hồ cá mini hay được áp dụng nhất.

Khi dùng nước máy để thêm vào bể, bạn cần lưu ý là để riêng nước trong một cái chậu sạch và để khoảng 2 đến 3 ngày để khí Clo bay hơi hết. Tránh việc cho việc cá có thể bị ngộ độc. Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của các dụng cụ thay nước bể cá.

Cách thay nước cho cá dễ thực hiện 

Khi thay nước bể cá bạn chỉ nên thay khoảng 20-30% nước trong bể để không loại bỏ hết những vi sinh vật có lợi cho cá. Ngoài ra việc này còn có tác dụng không khiến cá bị sốc vì môi trường nước quá mới. Bạn chỉ cần lấy nước cũ ra và đổ từ từ nước mới vào bể cá.

Bạn cần lưu ý là không phải bể cá cảnh nào cũng sử dụng một phương pháp, vì cách thay nước cho cá Rồng khác với cách thay nước hồ cá La Hán và cách thay nước cá Koi. Thời gian thay nước cho bể cá còn phụ thuộc vào tập tính và giống cá.

Bước 1: Chọn bể cá tạm thời

Cá cần được cho vào bể tạm thời khi bạn rửa và thay nước mới vào bể hiện tại của chúng. Vì vậy bạn cần tìm một bể cá có kích thước phù hợp như xô hoặc chậu để thay thế vì chúng có công dụng như bể cá tạm thời. Nhưng bạn cần lưu ý khi chọn  bể hoặc chậu là không được rửa bằng xà phòng, vì xà phòng còn sót lại có thể gây hại cho cá.

Chọn bể cá tạm thời
                                                  Chọn bể cá tạm thời

Bước 2: Xử lý nước cho cá

Bạn cần xử lý nước cho bể cá tạm thời để cân bằng nhiệt độ và độ pH. Cách xử lý nước cho cá và làm sạch nước là để qua đêm sau khi đổ nước vào bể tạm thời và chờ cho đến khi nồng độ clo trong nước trung hoà.

Bước 3: Vị trí đặt bể cá

Bạn cần chọn vị trí tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn không nên đặt bể tạm thời ở gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng mạnh, khi đặt ở những khu vực này thì hơi nóng có thể làm tăng nhiệt độ nước, âm thầm gây hại cho cá. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng khu vực đặt bể tạm thời là nơi mà trẻ em và thú nuôi trong nhà không thể làm phiền đến cá.

Bước 4: Vớt cá

Bạn dùng vợt vớt cá ra khỏi bể và cho chúng vào bể tạm thời có chứa nước sạch. Bạn nên dùng thau, xô lớn làm bể tạm thời để cá có đủ không gian để bơi.

Lưu ý: Khi bạn dùng vợt chuyển cá từ bể này sang bể khác, hãy đảm bảo rằng khoảng cách hai bể phải gần nhau. Điều này sẽ làm giảm thời gian cá không ở trong nước, từ đó giảm mức độ căng thẳng ở cá. Nói chung, bạn cần thực hiện  thay nước cho cá từng bước thật khéo léo.

Vớt cá ra bể cá tạm thời
                                                  Vớt cá ra bể cá tạm thời

Bước 5: Quan sát cá 

Trong khoảng thời gian lau rửa bể cá, bạn phải đảm bảo rằng phải luôn để  mắt đến cá trong bể tạm thời. Chú ý những thay đổi trong hành vi, màu sắc và mức độ hoạt động của chúng.

Quan sát cá có bị vấn đề gì không
                                    Quan sát cá có bị vấn đề gì không

Chú ý những dấu hiệu bất thường khi thay nước hồ cá 

  • Trong quá trình chăm sóc, bạn cần phải thường xuyên quan sát kỹ cá để biết được thói quen và sở thích của cá. Từ đó có thể loại bỏ được những tác động xấu có thể  khiến cá bị mắc bệnh.
  • Nếu bạn quan sát thấy cá có biểu hiện mệt mỏi, bơi lội thất thường hay có dấu hiệu bỏ ăn, thức ăn thừa nhiều, mắt đỏ khác thường, có thể đứng yên một chỗ không chịu bơi, màu sắc cá có nhiều biến đổi.
  • Bạn cần quan sát xem có chấm đen ở vây hay dọc theo sống lưng hay không nếu có thì chắc chắn cá của bạn đã  bị ngộ độc khí Amoniac. Lúc này bạn cần thay nước hồ cá ngay và chăm sóc cá thật cẩn thận.
  • Nếu trong trường hợp quá nghiêm trọng thì bạn cần hỏi ý kiến của những nguồn nuôi cá chuyên nghiệp hoặc chủ cửa hàng cá cảnh.

Mong bài viết cách thay nước hồ cá của Cá Kiểng có thể giúp các bạn chăm sóc cho bể cá của mình một cách tốt nhất.

Nguồn sưu tầm: https://www.btaskee.com/kinh-nghiem-hay/cach-thay-nuoc-ho-ca/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *