Nguồn gốc của cá sặc gấm
Cá sặc gấm còn được gọi là cá lửa, loài cá sống ở vùng nước ngọt được nhiều người yêu thích với màu sắc đẹp cuốn hút và nổi bật. Cá sặc gấm có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Ấn Độ và một số quốc gia tại khu vực Nam Á. Loài cá này thường sống ở những ao hồ và đầm lầy. Cá sặc gấm có khả năng sinh sản nhanh chóng và nhiều chủng loại khác nhau.
Nếu được nuôi trong điều kiện môi trường tốt và đảm bảo, cá sặc gấm có thể sống khoảng 5 năm. Nếu nuôi trong bể có diện tích rộng cùng điều kiện chăm sóc tốt, tuổi thọ của cá sặc gấm có thể lên tới 10 năm. Cá sặc gấm là loài hô hấp bằng mang và đặc biệt loài cá này có cơ quan hô hấp cho phép nhận oxy trực tiếp từ không khí.
Đặc điểm nhận biết cá sặc gấm
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng nhận biết cá sặc gấm:
– Thân hình của cá sặc gấm khá nhỏ và có dáng hình oval đẹp cuốn hút.
– Màu sắc sặc sỡ và nổi bật hơn so với những loài cá cảnh khác.
– Vây của cá sặc gấm có hình tròn rất đặc biệt.
– Vây lưng và vây hậu môn của cá sặc gấm thon dài.
– Ngực của cá sặc gấm khá mỏng.
– Cá sặc gấm cái có kích thước lớn hơn so với con đực.
– Cá đực có chiều dài khoảng 7,5cm hoặc 9cm.
Cách nuôi cá sặc gấm hiệu quả
Cách nuôi cá sặc gấm rất đơn giản, tuy nhiên để đảm bảo cá phát triển tốt bạn cần nắm rõ những kỹ thuật dưới đây:
Môi trường nước
Đầu tiên là môi trường nước cần đảm bảo không bị ô nhiễm, sạch sẽ và đặc biệt độ pH phải đảm bảo an toàn. Nên thay nước khoảng 1 – 2 tuần/lần. Tuy nhiên, chỉ nên thay khoảng ¼ lượng nước trong bể, chứ không thay thế hoàn toàn để tránh cá bị sốc nước.
Vì cơ quan hô hấp của cá sặc gấm có khả năng chịu được oxy ở mức độ thấp. Chính vì vậy chúng sẽ bơi lên mặt nước để hô hấp, do đó bạn có thể dùng sục khí hoặc không đều được.
Nhiệt độ nước
Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất để nuôi cá sặc gấm là từ 25 – 30 độ C. Tuy nhiên vào mùa hè ở miền Bắc khí hậu nắng nóng, vì vậy bạn nên đặt bể cá ở vị trí thoáng mát và tránh nhiệt độ cao, vì sẽ khiến cá dễ bị sốc nhiệt.
Thiết kế bể
Loại bể thích hợp nhất để nuôi cá sặc gấm là được làm từ chất liệu bể xi măng hoặc kính. Nếu muốn nuôi cá sặc gấm có màu sắc đẹp bạn nên nuôi trong bể có nhiều cây thuỷ sinh và bèo để làm nơi trú ẩn cũng như đẻ trứng. Bên cạnh đó, trong bể cần có nắp đậy và đảm bảo không gian rộng rãi cho cá trú ẩn.
Cá sặc gấm ăn gì?
Cá sặc gấm ăn tạp, vì vậy bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn như: Ấu trùng, loăng quăng, trùn chỉ, thức ăn viên, giáp xác… Không nên cho cá sặc gấm ăn những loại thức ăn thừa, bị hỏng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Đối với trùn chỉ là loại thức ăn dễ nhiễm sán. Chính vì vậy, khi cho cá sặc gấm ăn loại thức ăn này bạn nên khử trùng và lọc kĩ trước khi cho ăn để đảm bảo an toàn.
Cá sặc gấm có dữ không?
Cá sặc gấm có kích thước nhỏ, tính cách khá hiền lành. Tuy nhiên, vào thời kỳ sinh sản cá sặc gấm đực thường rất hung dữ. Vì chúng muốn cạnh tranh trong việc thu hút con cái. Vì vậy, bạn không nên nuôi chung các loài cá khác cùng bể với cá sặc gấm, vì sẽ khiến chúng tấn công lẫn nhau.
Cá sặc gấm nuôi chung với cá nào?
Có thể nuôi chung cá sặc gấm với nhiều loài cá có kích thước nhỏ như: Cá sóc đầu đỏ, cá bảy màu, cá mún, cá kiếm, cá neon hay cá thần tiên…
Giá cá sặc gấm bao nhiêu tiền?
Cá sặc gấm được bán rất phổ biến trên thị trường, bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng cá cảnh. Giá cá sặc gấm dao động từ 20.000 – 50.000đ/con tuỳ theo màu sắc cũng như kích thước.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cá sặc gấm và cách chăm sóc hiệu quả. Hy vọng với những gợi ý ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cá cảnh này và setup được những điều kiện phù hợp nhất với cá sặc gấm.