Cá Đầu Bò – loài cá hấp dẫn những người chơi cá cảnh

Thông tin về cá Đầu Bò

Cá Đầu Bò có tên khoa học là Cyphotilapia frontosa, thuộc họ nhà cá rô phi, dòng cá này là một trong những dòng cá Ali được rất nhiều người chơi thủy sinh ưa chuộng. Ở Việt Nam cá này được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cá kỳ lân, cá Đầu Bò, cá hoàng quân 6 sọc,… phân bố chủ yếu ở hồ Tanganyika Châu Phi với dòng cá là cá Đầu Bò vùng phía hồ nam Southern Frontosa và Blue Frontosa Cyphotilapoa gibberosa.

cá đầu bò
Cá Đầu Bò

Đặc điểm sinh học của cá đầu bò

  • Chiều dài cá (cm): 33
  • Nhiệt độ nước (C): 24 – 26
  • Độ cứng nước (dH): 12 – 15
  • Độ pH: 8,0 – 8,5
  • Tính ăn: Ăn tạp
  • Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
  • Tầng nước ở: Mọi tầng nước
  • Sinh sản: Tỉ lệ đực cái tham gia sinh sản là 1:3. Cá đẻ trứng lên nền đá, cá cái ấp trứng trong khoang miệng và chăm sóc cá con.

Với chiều dài khoảng 33 cm, sống tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 24 – 26 độ C, cá Đầu Bò có tập tính ăn tạp, sinh sản theo hình thức đẻ trứng, tuổi thọ là 25 năm và có thể nhiều hơn thế nếu chúng được chăm sóc tốt.

Đặc điểm phân loại

Thông thường cá Đầu Bò có 6 – 7 sọc đen trên nền trắng, vây có màu xanh trắng hoặc màu ánh xanh. Hiện nay, có một số biến thể của cá Đầu Bò đặt tên theo khu vực bao gồm:

  • Đầu bò Burundi 6 sọc: biến thể này khá đa dạng, có cơ thể hơi dẹt và bướu lớn. Các dải màu của Burundi khá đẹp mặc dù màu xanh của chúng rất ít. Bởi vì giao phối cận huyết nên cơ thể chúng càng ngày càng dài hơn.
  • Đầu bò Zaire xanh: loại này được đặt tên theo nước Công Gô. Nhóm này có màu xanh tốt nhất, màu xanh tím khá ấn tượng. Chúng có sọc ở giữa đỉnh đầu chạy giữa hai mắt xuống tấm mang.
  • Đầu bò Tanzania 6 sọc: đây thuộc dạng biến thể hiếm, có đặc điểm hình thể như loại Burundi nhưng khác biệt về độ cân đối của các sọc hai bên của cơ thể.
  • Đầu bò Kipilli: các cá thể đầu bò Kipilli – Kipili frontosa rất hiếm trên thị trường cá cảnh. Cá này có màu xanh nhưng không nhiều như các loại biến thể khác.
  • Đầu bò Zambia xanh (mặt xanh): nhóm biến thể này khá đa dạng với một số cá thể có mặt xanh và càng về mắt thì dọc mất dần. Đặc biệt có sự thay đổi về màu sắc giữa các loại cá đực và cái. Cá Đầu Bò đực có màu xanh tốt, những con cá cái thì rất ít và hầu như không có. Khả năng sinh sản cũng kém
  • Đầu bò Kavala: đây là những cá thể thuộc nhóm cực hiểm, chúng có những sọc đẹp, màu xanh tốt nhưng không ổn định thay đổi tùy theo tâm trạng, vây lưng của chúng có màu vàng và ánh đa sắc.
cá ali đầu bò khi còn nhỏ
Đàn cá ali đầu bò khi còn nhỏ

Cách nuôi và chăm sóc cá Đầu Bò

Cá Đầu Bò cần bể rộng và sâu với chiều dài bể tốt nhất là trên 120cm (vì trong tự nhiên cá sống ở độ sâu 20- 30m) và thể tích bể là 250L. Đây là dòng cá có tập tính lãnh thổ và thích đào hang, vì vậy hãy bố trí một ít hang hốc bằng đá và trang trí đơn giản giúp dòng cá này cảm thấy tự nhiên hơn trong môi trường bể thủy sinh. Bạn nên nuôi đơn hoặc một cá đực và 3 cá cái vì loài này cũng khá dữ.

  • Hình thức nuôi: Ghép
  • Nuôi trong hồ rong: Không
  • Yêu cầu ánh sáng: Vừa
  • Loại thức ăn: Cá con, côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác, thức ăn viên và đông lạnh
  • Chăm sóc: Cá cần máy sục khí và máy lọc hoạt động thường xuyên (vì hồ Tanganyika rất giàu ôxy), nhiệt độ ổn định, môi trường nước hơi cứng với pH kiềm trên 7,0.
  • Thức ăn: Bao gồm nhiều loại như cá con, côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác, thức ăn viên và đông lạnh.

Bể cá cảnh đầu bò

Lưu ý khi chăm sóc cá đầu bò

Vì cá đầu bò là loại ăn tạp, ăn chủ yếu ở tầng giữa và đáy, có tính ngậm thức ăn nhai lại nên bong bóng cá dễ bị tổn thương, do vậy bạn không cho cá ăn trên mặt nước. Với thực phẩm đóng hộp khô dạng viên khi bỏ vào nước thường mang theo không khí với những bọt nhỏ nên cần đặt hệ thống sủi bọt ở vị trí cao tránh vùng cho ăn và tốt hơn nữa là dùng dưới lọc. Bạn cũng chỉ nên cho chúng ăn 6 ngày, nghỉ 1 ngày dùng làm vệ sinh bể, thay nước để cá có môi trường sống trong lành nhất.

Với những thông tin về cá Đầu Bò, chúng mình hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích về cá cảnh, giúp các bạn hiểu hơn cũng như thỏa sức đam mê với các loài cá. Và nếu thấy thông tin hay và hữu ích, hãy ghé thăm và đọc thêm nhiều dòng cá hơn tại chuyên mục Cá Cảnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *