9 dấu hiệu cho thấy cá cảnh của bạn sắp chết và cách xử lý

Bạn không biết liệu cá của mình có đang sắp chết. Cá đang gặp vấn đề nhưng bạn không biết cách xử lý, liệu vấn đề có nghiêm trọng hay không?Trong bài viết này mình sẽ nói cho bạn mọi điều bạn cần biết. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy cá đang sắp chết bạn cần phải để ý. Một số dấu hiệu có thể chữa trị được nếu bạn có thể nhận biết được sớm.

1. Cá cố đớp không khí

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất đó là cá cố đớp không khí trên mặt nước. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Nước không có đủ oxy
  • Nước có nồng độ ammonia cao
  • Cá bị mắc bệnh như là nấm trắng, trùng mỏ neo, hoặc sán
  • Nhiệt độ bể cá quá cao

Cách giải quyết

Như bạn có thể thấy, có nhiều nguyên nhân khiến cho cá đớp không khí trên mặt nước. Đầu tiên bạn cần kiểm tra nước xem có đủ oxy không. Cá có thể bị thiếu oxy khi bạn nuôi quá nhiều cá, nước bể bị tù, bể nuôi bị nhỏ hoặc là trong bể không có dòng chảy.

Trong trường hợp bể nuôi mới làm và có quá nhiều cá, khả năng cao là lượng ammonia trong bể cũng đang ở mức độ cao. .

Cách giải quyết trong đa số trường hợp này là bạn thay 20-30% lượng nước bể bằng nước mới.

Việc tiếp theo bạn cần làm là giải quyết tận gốc vấn đề. Bạn hãy kiểm tra xem bể có đang nuôi quá nhiều cá không. Nếu bể đang nuôi quá nhiều thì bạn hãy mua bể riêng hoặc tách riêng cá ra.

Nếu bể mới làm thì bạn cần phải có bộ lọc tốt, cộng với châm thêm vi sinh cho bể để hệ vi sinh có thể xử lý được ammonia, nitrite tích tụ.

Cuối cùng, bạn nên để bể cá tránh xa ánh nắng mặt trời và các nguồn khác có thể gây thay đổi đột ngột trong bể.

2. Mang cá hoạt động mạnh

Cá có thể sẽ không cố đớp không khí trên mặt nước nhưng cá vẫn có thể thở mạnh, mang của chúng khi đó sẽ hoạt động liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng nước xấu, kết hợp với việc cá có thể đang bị bệnh.

Nếu bạn thấy cá bị nhầy ngoài da, đặc biệt là quanh phần mang thì cá có thể đang bị bệnh, còn không thì là do nước bị bẩn.

Nếu để lâu thì tình trạng này có thể giết chết cá.

Cách xử lý

Đầu tiên, việc bạn cần làm vẫn là thay nước, tối ưu nhất là khoảng 20% lượng nước bể. Bạn cần tránh nhiều hơn đề phòng trường hợp cá bị sốc nước.

Sau đó bạn có thể tìm mua các loại thuốc khử độc cho nước (lazada) và tiếp tục chăm sóc bể, thay nước và hút cặn bể định kỳ hàng tuần.

3. Cá bị xù vảy

Bệnh xù vảy là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở cá cảnh. Khi cá bị xù vảy, thân hình chúng sẽ bắt đầu nhìn giống như những quả thông vậy – bụng phình to cộng với vảy bị chĩa ra ngoài. Bệnh xù vảy thực chất không phải là một căn bệnh với nguyên nhân cụ thể. Cá có thể bị xù vảy do nhiều yếu tố khác nhau. Khi cá bị xù vảy tức là mang hoặc thận của chúng đang có gì đó không ổn, có thể là do bị nhiễm trùng, virus, do chế độ ăn kém chất lượng hoặc thậm chí là nước bẩn.

Thông thường, khi bị xù vảy thì căn bệnh đã tiến triển quá nặng và trong hầu hết trường hợp cá sẽ chết chỉ sau một hoặc vài ngày sau.

4. Cá bị phình bụng

Trong trường hợp cá bị phình bụng nhưng vảy của chúng không bị chỉa ra thì khả năng cao là cá đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc mắc các bệnh về bong bóng khí.

Khi cá bị mắc bệnh về bong bóng khí, chúng có thể sẽ gặp vấn đề về bơi lội, có thể là nằm ngửa, bơi nghiêng hoặc là nằm dưới đáy.

Cá có thể bị bệnh về bong bóng khí nếu cá bị táo bón, nhiễm vi khuẩn, ký sinh hoặc là virus.

Cách giải quyết

Nếu bạn nghĩ cá mắc các bệnh về bong bóng khí thì việc đầu tiên bạn cần làm là cải thiện chất lượng nước. Giữ cho nước sạch luôn là ưu tiên đầu tiên khi bạn nghĩ cá đang bị bệnh.

  • Nếu cá đang bị táo bón, thì bạn có thể cho chúng ăn thức ăn giàu chất xơ như là rau luộc cắt nhỏ hoặc là đậu hà lan luộc tách vỏ. Bạn có thể cho chúng nhịn ăn một vài ngày, tiếp tục cho cá ăn đậu cho đến khi cá bình thường trở lại.
  • Nếu bạn nghĩ cá bị bệnh do nước bẩn thì bạn cần phải thay nước thường xuyên hơn. Đi kèm với đó là sử dụng các loại thuốc khử độc nước, châm thêm vi sinh cho bể.

5. Cá bỏ ăn

Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cá đang gặp chuyện gì không ổn, cá sắp chết là chúng sẽ bỏ ăn. Cá thường bỏ ăn khi bị bệnh, đôi khi cá cũng có thể bỏ ăn khi chúng già.

Cách giải quyết

Nếu bạn nghĩ cá bỏ ăn do bị bệnh thì bạn cần kiểm tra xem cá còn có các triệu trứng gì khác ngoài bỏ ăn không. Kiểm tra xem ngoại hình của cá có gì không ổn không. Một số căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cá, khiến chúng bỏ ăn có thể kể đến là:

Tốt nhất là bạn nên nuôi cá trong bể chữa bệnh riêng vì một số căn bệnh có thể lây được. Khi chữa bệnh cho cá, bạn cần cho chúng nước sạch để cá có môi trường tốt nhất để khỏe lại, giúp hệ đề kháng của cá bình phục, hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

6. Cá bị nhạt màu

Một dấu hiệu cho thấy tép có thể sắp chết là màu sắc trên thân cá bắt đầu bị nhạt dần. Cá bị nhạt màu có thể là do cá bị nhiễm khuẩn hoặc là do cá bị già. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá bị nhạt màu có thể là do bể cá bị thiếu ánh sáng mà thôi.

Cách giải quyết

Nếu màu sắc cá của bạn bị nhạt dần thì bạn cần phải để ý xem cá còn có biểu hiện gì khác như là dáng bơi bất thường hoặc bị bệnh gì không. Nếu cá không có biểu hiện gì khác, vẫn ăn uống bình thường thì có thể là do cá bị thiếu ánh sáng hoặc đang làm quen với môi trường nước.

7. Cá bị gầy

Nếu cá đột nhiên bị gầy, bụng bị hóp hẳn lại thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy cá đang sắp chết.  Tình trạng cá bị tóp bụng thường sẽ nguy hiểm và cần phải được điều trị sớm để tránh việc cá bị chết.

Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi loài cá cảnh, phổ biến nhất là ở các dòng cá thuộc họ cá rô phi như là cá ali, cá két,…

Có nhiều nguyên nhân cá bị gầy, có thể là do cá bị đói, cá bị bệnh, bỏ ăn hoặc là nhiễm một số loại vi khuẩn. Thông thường căn bệnh này có khả năng điều trị được thấp, cá bị dính bệnh khả năng cao là sẽ chết.

Bạn có thể tham khảo bài viết này để biết về nguyên nhân cá bị tóp bụng và cách điều trị cho cá.

8. Mang cá đổi màu

Một dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy cá sắp chết là mang cá bị chuyên nâu hoặc đen. Mang cá có thể chuyển màu do cá bị ngộ độc ammonia, nitrite và tế bào nơi mang cá đã chết.

Cách giải quyết

Nếu bạn thấy mang cá đổi màu, bạn cần lập tức thay 50% lượng nước bể. Sau đó, nếu có thể thì bạn hãy mua bộ test ammonia để kiểm tra chất độc cho nước thường xuyên. Kết hợp với đó là châm thêm vi sinh cho bể, sử dụng bộ lọc tốt để hệ vi sinh có thể phát triển đủ tốt để có thể xử lý được chất độc tích tụ trong bể.

9. Cá bơi thất thường

Cá của bạn có thể bơi thất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là:

  • Cá mắc bệnh về bong bóng khí
  • Cá bị tổn thương thần kinh
  • Cá bị mắc các bệnh ngoài da
  • Nước bể bị bẩn
  • Cá bị stress
  • Cá bị thiếu oxy

Cách giải quyết

Nếu bạn để ý thấy cá của mình bơi thất thường thì đầu tiên bạn vẫn cần thay nước. Làm vậy để đảm bảo nước bể nuôi được sạch.

Nếu bạn nghĩ cá bị thiếu oxy thì bạn có thể sử dụng thêm sủi, tăng dòng chảy của lọc để giúp nước có nhiều oxy hơn.

Trong trường hợp cá bị stress, bạn nên ngừng cho cá ăn. Khi cá bị stress, hệ tiêu hóa của chúng sẽ có thể ngừng hoạt động . Nếu cá bị stress do thay đổi nhiệt độ đột ngột thì quá trình trao đổi chất của cá cũng bị ảnh hưởng.Kết quả là cá không thể tiêu hóa được thức ăn nữa. Nếu bạn cố cho cá ăn vào thời điểm này thì sẽ có thể khiến cho cá bị táo bón và bị phình bụng. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các loại thuốc để cá có thể cảm thấy an toàn, giảm stress hơn như là  Seachem StressGuard Slime Coat Protection.

Nếu cá bị bệnh thì bạn cần phải tách cá ra bể riêng, quan sát để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: https://aquasetup.com/9-dau-hieu-cho-thay-ca-canh-cua-ban-sap-chet-va-cach-xu-ly/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *